Phễu khách hàng trên Facebook là công cụ hỗ trợ bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, vậy bạn biết cách xây dựng chi tiết chưa? Phệ khách hàng là yếu tố rất quan trọng trong các chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên nên dựng thế nào cho đơn giản và hiệu quẩ cùng mình tìm hiểu bài viết sau đây nhé.
Nguyên nhân kinh doanh thất bại trên Facebook
- Thông tin cá nhân của người kinh doanh không rõ ràng
- Hình ảnh kém thu hút ( avatar, ảnh bìa, ảnh nổi bật chưa nêu bật được thương hiệu cá nhân)
- Nội dung chia sẻ quá nghèo nàn ( toàn các bài đăng về sản phẩm => dễ gây khó chịu cho KH khi lướt newsfeed )
Vì sao lại như vậy?
- Bạn không thể yêu cầu người khác mua hàng sau khi vừa kết bạn xong
- Những lần đầu tiên tiếp xúc hơn 90% sẽ không mua, vì chưa có sự tin tưởng ai biết bạn là ai sản phẩm như nào, giá có mắc hơn chỗ khác không… Chẳng có gì đảm bảo sản phẩm của bạn tốt và cạnh tranh hơn so với những chỗ khác được.
Vậy điều KH cần là gì ?
Khách hàng cần thấy ở bạn là sự tương tác đều đặn, cách bạn chăm sóc khách hàng, bạn tác động vào tâm thức mua hàng của họ mỗi ngày thì thời gian sẽ biến họ từ những người bạn Facebook xa lạ đến khách hàng thân thiết và trung thành.
Sản phẩm tốt nhưng không thu hút được khách thì cũng như không. Vậy bạn nên bắt đầu xây dựng phễu Marketing để bán hàng trên Facebook cá nhân
Nội dung bài viết
Tìm kiếm khách hàng ở đâu?
Profile cá nhân: Khách hàng online gần đây đang có xu thế tin tưởng vào cá nhân hơn là một đám đông. Vì vậy profile cá nhân đang được sử dụng triệt để trong các chiến dịch marketing. Bạn cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu riêng về sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Hình thành thói quen chia sẻ về lĩnh vực chuyên môn của mình bằng các post, video,… tạo giá trị thực cho khách hàng tiềm năng. Để từ đó có được lòng tin của họ về những gì mà bạn đang cung cấp. Có 2 profile là trang cá nhân facebook và trang cá nhân instagram.
Thứ hai – Group Facebook: Group là một cộng đồng quan tâm đến một lĩnh vực nào đó. Ví dụ Cộng đồng marketing online, cộng động khởi nghiệp,… Group sẽ mang lại cho bạn hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày nếu bạn mang được giá trị cho khách hàng tiềm năng trong các group.
Thứ ba – Fanpage Facebook: Đây là nơi chủ yếu bạn dùng quảng cáo (Facebook Ads) để tiếp cận khách hàng. Thời gian gần đây, việc chạy quảng cáo trên Facebook đã không còn dễ dàng như thời mà facebook mới vào Việt Nam. Bạn cần phải am hiểu một chút về marketing mới có thể tận dụng sức mạnh của công cụ Facebook Ads để mang về khách hàng. Tuy nhiên, nếu sở hữu một fanpage với lượt like trang “khủng” và bạn biết cách khai thác lượng fans like đó thì bạn đang nắm trong tay một kênh bán hàng miễn phí lợi hại nữa cho doanh nghiệp của mình. Việc khai thác như nào để không tốn tiền chạy quảng cáo nằm ở mức độ sáng tạo của bạn
Chiến lược tiếp thị cho từng giai đoạn phễu
Giai đoạn nhận thức – Awareness
Khi khách hàng nhận thấy mình có nhu cầu thì ta phải tiếp cận . Mục tiêu ở giai đoạn này là khiến khách biết đến bạn và thu được data của khách. Vậy làm cách nào để chúng ta làm được điều này:
- Chạy quảng cáo tương tác: Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Tik Tok, Youtube, Intagram,… nên chú trọng vào việc lôi cuốn thu hút hơn là bán hàng nhé
- Influencer Marketing: Tìm người phù hợp trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh và lượng người theo dõi họ là đối tượng khách của bạn.
Giai đoạn quan tâm – Interest
Khách bắt đầu tìm kiếm bạn, do đó hãy tích cực truyền thông, bật lên những giá trị mà chỉ có bạn mới đem lại cho họ.
Để làm được điều này hãy tạo content review, chia sẻ những kiến thức liên quan, trao giá trị cho khách hàng để có thêm niềm tin vào bạn.
Giai đoạn mong muốn – Desire
Đây là lúc khách so sánh bạn với người khác. Bạn có điểm này khiến họ buộc phải mua hàng của bạn. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng như: giá cả, mức độ nổi tiếng của thương hiệu, chất lượng sản phẩm,…
Giai đoạn số 2 và số 3 thường được liên kết với nhau, do đó các chiến lược trong hai giai đoạn này là tương tự nhau. Nhưng giai đoạn số 3 có những yếu tố tăng cường khác như đã trình bày ở trên.
Giai đoạn hành động – Action
Đây chính là bước quyết định của khách hàng rằng có mua sản phẩm của bạn hay không? Sau khi trải qua giai đoạn thứ 3, mong muốn của họ đã được xác định rõ ràng với sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Lúc này, doanh nghiệp cần phải tạo ra một “huých” thúc đẩy khách hàng quyết định chi tiền mua sản phẩm.
Những cách làm tăng động lực mua hàng cho khách hàng như:
- Khuyến mãi về giá
- Tặng quà, tạo ra sự khan hiếm cho những khách đầu tiên hoặc một số nào đó
- Demo, dùng thử
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết để bạn Xây dựng phễu bán hàng trên Facebook. Hi vọng bạn có thể thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình trên nền tảng này thành công nhé.