Trong Marketing để hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều hết sức quan trọng và bất kì marketer nào cũng mong muốn mình làm được điều này. Có bán được hàng có tăng doanh thu hay không tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn hiểu khách hàng của bạn được bao nhiêu. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 9 hiệu ứng tâm lý học của khách hàng trong Marketing, cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
Có đi có lại – Reciprocity
Hiểu đơn giản của hiệu ứng “Có đi có lại” này là khi ai đó làm một việc gì cho bạn, bạn sẽ có cảm giác muốn làm lại một việc gì khác tương tự cho đối phương. Đây hoàn toàn là cơ chế tự nguyện và xuất phát từ tâm của bản thân không hề bị ép buộc. Những hành động đáp lại này được xuất hiện từ lòng biết ơn khi ai đó làm điều gì tốt đẹp dành cho mình.
Ví dụ cho việc này rất dễ thấy. Chả hạn như bạn đi vào một quán ăn nhà hàng, nếu bạn được cho kẹo khi xin hoá đơn thanh toán, bạn chính là đối tượng của lý thuyết này. Điều này đã được thử nghiệm. Khi phục vụ mang hoá đơn ra kèm chút kẹo bạc hà thơm miệng, khách hàng có thể để lại chút tiền boa hoặc sẽ quay lại quán ăn đó vào lần sau và lần sau nữa.
Trong marketing, có rất nhiều cách để tận dụng nguyên tắc tương hỗ. Bạn có thể cho đi bất kỳ thứ gì từ một chiếc áo len, một ebook độc quyền, tới một background máy tính miễn phí, hay khả năng chuyên môn của bạn trong một vấn đề khó khăn. Thậm chí một cái gì đó đơn giản như một văn bản viết tay cũng có thể đem lại hiệu quả lâu dài. Bạn chỉ cần chắc chắn bạn đang cho đi một thứ miễn phí trước khi bạn yêu cầu nhận lại một cái gì khác.

Lời cam kết – Commitments
Không ai trên đời này thích bị thất hứa và nguyên tắc này chính là dựa trên tâm lý đó. “Sự cam kết” Khi ai đó hứa với bạn rằng họ sẽ dùng bữa, sẽ gọi cho bạn, sẽ mua thử sản phẩm thì đó chính là sự ràng buộc giữa hai bạn. Khi khách hàng đã có sự cam kết nhất định thì rất ít khi họ từ bỏ hay quay lưng.
Đây là một cách tuyệt vời để chống lại sự bỏ đi của khách hàng. Dù bạn không ngừng cố gắng làm vui lòng khách hàng (như theo nguyên tắc #1), bạn luôn ghi nhớ rằng họ càng cam kết với bạn lâu hơn thì họ càng khó quay lưng đi hơn. Nghĩ về cấu trúc định giá. Bạn có thể giảm giá nhưng yêu cầu khách ký hợp đồng 1 năm thay vì 1 tháng? Do đó, một khi bạn đã bắt khách hàng cam kết, hãy bổ trợ thêm bằng việc mời chào những sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt nhất – và thậm chí là các nội dung dành riêng cho khách hàng.
Sự tín nhiệm
Một người chịu trách nhiệm với mọi lời họ nói, mỗi hành động họ làm đều được cam kết và đảm bảo thì mức độ uy tín và tin cậy sẽ cao hơn rất nhiều. Theo tâm lý chung khi người này đưa ra ý kiến hoặc gợi ý thì chúng ta thường tin tưởng và đồng tình vì họ có độ tan cậy cao. Đây được xem là hình mẫu của sự tín nhiệm
Hãy nâng cao sự tín nhiệm của bạn trong lòng khách hàng bằng cách ở tất cả những bài đăng nội dung bạn nên làm nổi bật thông tin của tác giả. Bằng cách này độc giả của bạn sẽ thấy được sự thông minh và uyên bác của người họ vẫn hay theo dõi. Bằng cách này là bạn đang cố gắng thiết lập vị trí thought leadership cho thương hiệu của bạn.

Bằng chứng mạng xã hội – Social Proof
Đây nói cách khác giống như hiệu ứng đám đông, bạn sẽ bị ảnh hưởng theo niềm tin và hành động của người bạn tin tưởng. Ví dụ đơn giản khi người bạn thích nói rằng sản phẩm này rất tốt, tôi đang sử dụng và thấy chúng thật tuyệt. Bạn sẽ bị ảnh hưởng ý kiến từ người này, sản phẩm kia tuy bạn chưa sử dụng nhưng mặc nhiên trong đầu vẫn là sản phẩm tốt và nên thử sử dụng khi có nhu cầu.
Một cách dễ dàng để tối ưu hóa hiệu ứng mạng xã hội là tạo các content viral để nhiều người cảm thấy thích thú và chia sẻ các thông tin đó. Dần dần sẽ tạo hiệu ứng lan truyền đến nhiều người hơn.
Thích – Liking
Khi một người một doanh nghiệp tạo cho bạn một ấn tượng tốt thì việc bạn cảm thấy “thích” họ, thích tương tác với họ là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thậm chí khi sự yêu thích đã vượt bậc bạn sẽ tìm cách để mua hàng của họ, bất kì sản phẩm hàng hoá nào từ doanh nghiệp bạn dùng hay không bạn đều muốn sở hữu chúng. Việc yêu thích một người một công ty có thể không vì một lý do đặc biệt như công ty đó phát triển kinh doanh có lãi hay nổi tiếng… Chỉ đơn giản là bạn thích nhìn thấy họ, thích họ xuất hiện thường xuyên hơn.
“Thích” rất quan trọng để phát triển thương hiệu của công ty. Hãy chú ý rằng “dễ thích” không có nghĩa là “tốt”. Thương hiệu của bạn có thể thô tục và xúc phạm … nhưng nếu khán giả của bạn thích, bạn vẫn có thể có lợi thế của “thích”. Bạn chỉ muốn người ta cảm thấy liên kết một cách tích cực với thương hiệu. Vì vậy, không biết bạn làm cách nào, việc này rất đáng thử.
Sự khan hiếm – Scarcity
Bạn đã bao giờ đi xem một bộ phim và lúc mua vé nhân viên báo rằng hiện tại chỉ còn 2 vị trí ghế này thôi. Đó chính là sự khan hiếm khi nhu cầu của khách nhiều mà số lượng hàng hoá dịch vụ đáp ứng lại ít thì tạo ra sự khan hiếm và khi cơ hội/sản phẩm càng hiếm thì nó càng giá trị.
Một mẫu áo thun rất được ưu chuộng tại thời gian này và khi khách hỏi bạn, bạn báo hiện tại sản phẩm này đang hết hàng và trong vòng 2 hôm nữa sản phẩm sẽ được bán lại. Lúc này sự thích thú và mong muốn sỡ hữu của khách tăng cao nhất định họ sẽ đợi và mua bằng được chiếc áo ấy. Để sử dụng chiến lược này hiệu quả, bạn cần chú ý cách sử dụng từ.
Nếu bạn tiếp cận khái niệm khan hiếm như kiểu đã từng có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ, nhưng do nhu cầu cao nên chỉ còn lại rất ít, người ta sẽ rất ghi nhận. Nhưng ngược lại, nếu bạn tiếp cận trên góc độ tổng sản phẩm chỉ có một số ít, có thể nguyên tắc trên sẽ không hiệu quả.

Ám ảnh mất mát – Recency Illusion
Ám ảnh về mất mát có tính quan trọng trong các sản phẩm freemium. Ví dụ: bạn có thể nhận được một tính năng cho phiên bản miễn phí của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
Sau khoảng thời gian đó, tính năng đó sẽ bị xóa trừ khi bạn nâng cấp sản phẩm bằng cách trả thêm tiền. Trong khi bạn chắc chắn phải cẩn thận khi sử dụng nhu cầu tâm lý này, ám ảnh về mất mát là một khái niệm rất quan trọng mà mọi marketer cần biết.
Hiệu ứng nguyên bản – Verbatim Effect
Nói dễ hiểu về khái niệm của tâm ký học này là người ta thường sẽ nhớ một ý tưởng chung nào đó trong nội dung của bạn chứ không phải toàn bộ nội dung mà bạn mang lại. Mỗi người sẽ có một sự gợi nhớ riêng khi đọc khi nghe qua một nội dung nào đó.
Với hiệu ứng này tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian hơn để hoàn thiện xuất sắc tiêu đề của bài đăng. Nó không chỉ cần dễ dàng để tìm kiếm và chia sẻ, mà còn phải mô tả chính xác nội dung trong bài báo của bạn.
Bằng cách này, khi mọi người đang tìm kiếm thêm thông tin về một chủ đề nhất định, họ sẽ nghĩ đến một bài viết hữu ích họ đã đọc và dùng Google để tìm lại. Nếu bạn đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách xuất sắc, bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Phân nhóm – Clustering
Con người có một lượng không gian hạn chế trong bộ nhớ ngắn hạn của họ. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ có thể nhớ bảy thông tin khác nhau tại một thời điểm.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên gộp nhóm các thông tin tương tự nhau. Ví dụ khi đi siêu thị bạn thường gộp các sản phẩm cùng danh mục như sữa trứng thịt vào một chỗ để đi mua cùng lúc với nhau cho tiện.
Vì vậy, khi bạn tạo nội dung, hãy lưu ý đến việc phân nhóm. Một cách để thiết kế và bố trí nội dung giúp độc giả dễ nhớ hơn là nhóm các chủ đề tương tự với nhau – bằng cách đánh số hoặc thiết kế kích thước các tiêu đề khác nhau. Văn bản của bạn sẽ trở nên dễ đọc và dễ nhớ hơn rất nhiều.
Trên đây là 9 hiệu ứng tâm lý học trong Marketing hi vọng có thể giúp bạn vận dụng vào chiến lược marketing của riêng mình. Và điều đặc biệt là bạn cần hiểu được tâm lý của khách hàng tiềm năng của bạn và áp dụng hiệu ứng đúng thời điểm để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thành công