Quan hệ công chúng trong marketing và quảng cáo là một điều quan trọng trong kế hoạch tiếp thị tuy nhiên giữa chúng có sự khác biệt. Tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng đều thông qua quan hệ công chúng hay quảng cáo. Trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh phát triển thì công chúng là yếu tố chính có tầm ảnh hưởng lớn đến doanh ngiệp. Mọi kiến thức trong bài này sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Nội dung bài viết
Quan hệ công chúng trong marketing là gì
Hình ảnh của nhãn hiệu sẽ được quan hệ công chúng truyền tải thông qua các chiến lược truyền thông thích hợp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng có kết nối khăn khít hay không đều nhờ vào các chiến dịch PR. Các công ty có thể có đội PR riêng để phục vụ cho các chiến dịch diễn ra quanh năm hoặc có thể thuê đội bên ngoài, và tận dụng kênh thứ 3 có thể mất phí hoặc không. Vì vậy PR marketing thật sự rất cần thiết trong công cuộc gây dựng và phát triển nhãn hiệu.
Người làm truyền thông sẽ quan tấm đến kết quả chiến dịch còn người làm công tác quan hệ công chúng lại coi vai trò của mình là chuẩn bị và cung cấp thông tin. Hiện tại đây là một ngành hot và các công ty cũng nhận ra sự quan trọng của PR và đang tạo dựng các phòng ban để thực hiện điều này.
Quảng cáo (Advertising) là gì
Ads (advertising) là công việc của tổ chức nhằm làm tăng mức tiêu thụ sản phẩm của mình. Nó là phương tiện để kích thích nhu cầu và tạo lập sự trung thành với thương hiệu hàng hóa.
Quảng cáo là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tăng độ nhận diện cho sản phẩm của mình. Ads sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàng như thông tin sản phẩm, sủ dụng cho ai, công dụng và các chương trình khuyến mãi liên quan. Quảng cáo vừa là công cụ thuyết phục khách hàng vừa để cạnh tranh với các thương hiệu cùng ngành.
Quan hệ công chúng khác Quảng cáo như thế nào?
Ngoài khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng ta phân biệt PR và Quảng cáo qua những yếu tố sau:
Các hoạt động chính
Đối với Quan hệ công chúng trong marketing bao gồm những hoạt động
- Thông cáo báo chí
- Hỗ trợ ra mắt sản phẩm mới
- Tạo hiệu ứng quan tâm tới nhóm đối tượng hướng tới trong chiến dịch marketing
- Xây dựng hình ảnh sản phẩm/dịch vụ
- Tài trợ và hợp tác với các sự kiện, dự án
- Quan hệ truyền thông
Còn các hoạt động chính của quảng cáo là:
- Quảng cáo trên các kênh Social
- Quảng cáo thông tin đại chúng: TV, radio, loa phát thanh
- Tạo ấn phẩm quảng cáo
- Chiến dịch email marketing
Đối tượng tiếp cận
Các cơ quan báo chí, truyền thông, chính phủ, nhà đầu tư và các bên liên quan là đối tượng chính mà quan hệ công chúng hướng tới trong các chiến dịch. Còn quảng cáo nhắm đến khách hàng là những người tiêu dùng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty. Bao gồm tất cả các tệp khách hàng từ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng.
Khả năng sáng tạo
Quảng cáo được xem là cách thức truyền tải và công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp nên người làm quảng cáo phải luôn sáng tạo, thay đổi phương thức truyền đạt. Quảng cáo tiêu tốn rất nhiều chi phi của doanh nghiệp thông qua nội dung, ấn phẩm, chi phí sử dụng công cụ truyền thông, vì vậy phải thật cẩn trọng. Những thay đổi trong xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức quảng cáo. Các câu nói tạo nên trend hay viral nếu biết cách tận dụng tốt quảng cáo sẽ rất nhanh chiếm hữu tâm trí khách hàng. Và để đạt được điều này buộc người làm phải tìm hiểu thông tin, nắm bắt thị trường và cực kì nhạy bén với những điều mới mẻ.
Ngược lại Quan hệ công chúng trong marketing, thường sẽ phải theo đúng với những gì mà doanh nghiệp, chiến dịch muốn truyền thông tới khách hàng. Bài đăng cố định, nội dung theo hình thức tả chân, chính xác.
Chi phí
Quan hệ công chúng là tận dụng bên thứ 3 có thể trả phí hoặc không để xuất hiện. Nếu chiến dịch của bạn tạo nên tầm ảnh hưởng nhất định báo chí, social media sẽ đồng loạt đưa tin. Lúc này thông tin về công ty, sản phẩm dịch vụ sẽ được truyền tải một cách khéo léo. Đây là một vùng đất màu mỡ để có thể khai thác tốt .
Quảng cáo cái tên đã nói lên tất cả đây là hình thức mất phí thậm chí chi phí có thể rất lớn. Công ty sẽ phải thuê một bên khác chuyên sản xuất quay và dựng lên 1 quảng cáo “xịn” truyền tải được thông điệp mà chúng ta muốn đồng thời phải bắt mắt và ấn tượng.
Hình thức kết nối
Quảng cáo chỉ có thể truyền đạt 1 chiều, người dùng sẽ hiểu được thông điệp từ doanh nghiệp thông qua quảng cáo. Còn quan hệ công chúng là hình thức tương tác qua lại giữa khách hàng với doanh nghiệp. Tại đây doanh nghiệp lắng nghe, thấu hiểu để xử lý những thắc mắc về dịch vụ, sản phẩm cung cấp cho công chúng
Độ tin cậy
PR luôn có độ tin cậy cao hơn so với quảng cáo. Quảng cáo là lời nói từ nhà sản xuất vậy nên sẽ không đáng tin như kiểu “Mèo khen mèo dài đuôi”. Khách hàng sẽ khó có niềm tin vào doanh nghiệp vì chẳng ai bảo đồ của mình là hàng kém chất lượng cả. Còn PR là sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng của KOL có kiến thức hay có chuyên môn trong lĩnh vực nào đó. Nhóm người này có được lòng tin và sự tín nhiệm nhất định, họ cũng sẽ quyết định kỹ khi truyền thông cho một thương hiệu bởi mỗi lời họ nói ra đều phải chịu trách nhiệm. Việc sử dụng họ sẽ tăng hiệu quả, độ tin cậy thương hiệu trong lòng khách hàng nhanh chóng.
Khả năng kiểm soát
Các thông tin nội dung truyền tải doanh nghiệp không thể kiểm soát hoàn toàn trong Quan hệ công chúng vì nó qua bên thứ 3. Những rủi ro truyền thông có thể xảy ra và doanh nghiệp phải dự trù những phương án giải quyết bất cứ lúc nào.
Quảng cáo hoạt động truyền tải trực tiếp từ doanh nghiệp tới khách hàng. Doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, nắm bắt rủi ro để lên giải pháp khắc phục khi gặp sự cố.
Vai trò của quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng trong marketing không chỉ là tuyên truyền, tức là có nhiệm vụ đảm bảo chỗ đăng tải (chứ không phải chỗ phải trả tiền) trên các phương tiện in ấn, truyền thanh và truyền hình để cổ động hay giới thiệu một sản phẩm, một địa điểm hay một con người, mà còn có các vai trò :
- Giúp đỡ việc giới thiệu hàng hóa mới
- Hỗ trợ việc nắm rõ ràng lại vị trí của một sản phẩm tiêu biểu;
- Tạo sự chú ý đến một loại sản phẩm;
- Ảnh hưởng đến những nhóm kết quả trước mắt nhất định;
- Tạo dựng hình ảnh của công ty bằng cách tạo nên những ý nghĩ tốt đẹp về các sản phẩm của nó.
Điều đặc biệt mà PR mang lại là thông qua một sản phẩm mới nhãn hàng có thể được kết nối với khách hàng và giới thiệu luôn các sản phẩm trước đây.
Corporate PR: giúp đỡ xây dựng nhãn hiệu và giúp đỡ truyền thông marketing hình ảnh công ty, tư vấn cho lãnh đạo công ty.
Finacial PR: truyền thông cho cổ phiếu của công ty và nổi bật các người đầu tư đến doanh nghiệp.
Human resource PR: xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh quan hệ bên trong doanh nghiệp và nổi bật nguồn nhân công ở ngoài.
Các nhóm đối tượng trong quan hệ công chúng
Căn bản có 10 nhóm đối tượng chính trong quan hệ công chúng. Tuy nhiên việc kết hợp hay dùng riêng lẻ đối tượng nào đều phụ thuộc hoàn toàn và chiến dịch của doanh nghiệp
- Công đồng
- Nhân sự
- Nhân sự tiềm năng
- Nhà phân phối dịch vụ, nguyên nhiên vật liệu
- Người đầu tư thị trường tiền tệ
- Nhà phân phối
- Khách hàng tiêu dùng
- Nhóm ảnh hưởng dư luận
- Các tập đoàn, hiệp hội thương mại
- Nhóm truyền thông đại chúng
Trong marketing, quan hệ công chúng của dựa trên các nhóm đối tượng trên. Để lên kế hoạch thực hiện công cụ PR hợp lý cho từng chiến dịch marketing mà doanh nghiệp thực hiện.
Thông qua bài viết Sự khác biệt giữa Quan hệ công chúng và Quảng cáo ở trên có thể giúp bạn phần nào phân biệt được các chiến dịch và cách sử dụng chúng sao để mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp nhé.