Bán hàng đa kênh Omnichannel là từ khóa được nhắc tới ở Việt Nam từ 2-3 năm về trước như một xu hướng kinh doanh hiệu quả. Nhu cầu mua sắm càng nhiều và khi con người thay đổi hành vi, thị hiếu của họ, các nhà tiếp thị cũng cần theo sát và đáp ứng nhu cầu đó. Bạn bằng mọi cách phải tiếp cận khách hàng trên nhiều mặt trận để khách dễ dàng tìm thấy bạn khi họ có nhu cầu. Tuy nhiên khái niệm về Bán hàng đa kênh Omnichannel nhiều người vẫn còn đang mơ hồ vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
Nội dung bài viết
Omnichannel là gì?
Về cơ bản, Omnichannel là cách tiếp cận bán hàng trên nhiều kênh cùng lúc, vừa giúp đẩy mạnh doanh số bán hàng, vừa giúp mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất trên mọi kênh và mọi thiết bị.
Khi bạn bán hàng đa kênh, thì người tiêu dùng có thể mua hàng trực tuyến từ máy tính để bàn hoặc thiết bị di động, qua điện thoại, hay tại một cửa hàng ngoại tuyến với một trải nghiệm liền mạch, nhất quán.
Omnichannel là thuật ngữ phát triển từ thuật ngữ Multichannel. Tuy nhiên nó đi sâu hơn vào những trải nghiệm mang lại cho khách hàng khi họ mua sắm, cũng như mang đến cho các chủ shop một phương pháp quản lý đa kênh chuyên nghiệp, tối ưu hơn. Khi đó, họ có thể tiếp thị sản phẩm trên hàng chục kênh khác nhau và quản lý mọi thứ trên một nền tảng quản lý bán lẻ đa kênh duy nhất.
Tất cả các trải nghiệm trên nền tảng bán lẻ đa kênh Omnichannel sẽ có được khi áp dụng multichannel, nhưng điều ngược lại thì không đúng. Nên nhớ rằng cho dù bạn có chiến lược marketing tuyệt vời, tham gia mọi chiến dịch truyền thông xã hội và sở hữu trang web được thiết kế tốt. Nhưng nếu các kênh này không được kết hợp, không làm việc cùng nhau thì đó không phải là bán lẻ đa kênh.
Trải nghiệm bán lẻ đa kênh Omnichannel là điều mà hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ ngày nay cần tập trung đầu tư. Nếu doanh nghiệp/cửa hàng đang sở hữu một cửa hàng hay trang web, Facebook và gian hàng trên Shopee, Lazada, hoặc Sendo…, họ nhất định nên tham gia bán hàng đa kênh và kết nối với khách hàng.
Nhưng rất tiếc, trong hầu hết các trường hợp, khách hàng vẫn thiếu trải nghiệm liền mạch và chỉ nhắn tin trên kênh này hoặc kênh kia một cách rời rạc bởi các chủ shop chưa biết vận dụng bán lẻ đa kênh omnichannel cho cửa hàng của mình.
Lợi ích từ bán hàng đa kênh
Bán hàng đa kênh mang đến rất nhiều lợi ích. Hình thức này phù hợp với khách hàng thời đại 4.0 và dễ dàng mở rộng các kênh mua sắm của mình. Việc chốt đơn, thanh toán, vận chuyển hàng hóa đều diễn ra một cách dễ dàng. Với hình thức này, các nhà kinh doanh sẽ đạt được những lợi ích như:
- Gia tăng lượng traffic, tăng mức độ tiếp cận với khách hàng. Họ có thể mua vào bất cứ thời điểm nào, khi đang ở bất cứ đâu và thanh toán linh hoạt nhất. Có thể ngồi 1 chỗ và so sánh nhiều mặt hàng giống nhau ở nhiều cửa hàng bán khác nhau.
- Thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng dễ dàng. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng biết sản phẩm nào được tìm kiếm nhiều, mua nhiều. Đặc biệt là email, số điện thoại và thông tin của khách hàng để tiện trong các chiến dịch quảng cáo của mình.
- Doanh nghiệp có thể bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Cùng 1 mặt hàng có thể bán trên đa kênh để tiếp cận với người mua. Ngoài lợi ích cho doanh nghiệp thì đây cũng là cách tăng trải nghiệm cho người dùng.
- Sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng cao hơn. Nhận diện thương hiệu dễ dàng, đánh giá chất lượng phục vụ nhanh chóng.
Áp dụng Omnichannel kinh doanh hiệu quả hơn
Chiến lượng omni-channel – tiếp thị bán hàng đa kênh được nhiều doanh nghiệp áp dụng và thanh công như: Beemart, Starbucks, Topshop… Nhưng cũng không ít doanh nghiệp, cửa hàng không mang lại hiệu quả, sai lầm trong cách thực hiện.
Cửa hàng, doanh nghiệp muốn áp dụng chiến lược Omni-channel hiệu quả, cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
Đánh giá tổng quát để hiểu về khách hàng
Áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cần xây dựng chân dung khách hàng hiệu quả. Phân tích nhu cầu khách hàng, người dùng về sản phẩm/ dịch vụ. Sử dụng các dữ liệu phân tích insight người dùng.
Doanh nghiệp cần hiểu khách hàng là ai? Nhu cầu là gì? Yêu thích gì? Cần gì? Đặt mình vào vị trí khách hàng để hiểu được thói quen tiêu dùng, hành động của người dùng khi xem sản phẩm/ dịch vụ.
Xây dựng thông điệp nhất quán, liền mạch giữa các kênh
Đặc điểm của bán hàng đa kênh hiệu quả là phải có nội dung và thông điệp liền mạch, nhất quán. Sau khi phân tích khách hàng, tạo ra thông điệp phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp cần thống nhất nội dung ở tất cả các kênh tiếp thị, bán hàng từ online đến offline.
Sự liền mạch và nhất quán của thông điệp sẽ tạo nên trải nghiệm người dùng tốt nhất. Hình ảnh doanh nghiệp được đồng bộ, tạo lòng tin với khách hàng từ đó đưa ra quyết định mua hàng phù hợp.
Quản lý kho hiệu quả
Vấn đề lớn nhất của bán hàng đa kênh là quản lý kho hiệu quả. Doanh nghiệp cần theo dõi, quản lý thống nhất số lượng hàng hóa, cập nhật liên tục trên các kênh bán hàng. Tránh trường hợp sản phẩm có trên website nhưng trong kho lại không có do đã có khách mua hàng trên ứng dụng.
Quản lý kho tối ưu cũng là cách nâng cao trải nghiệm người dùng, giúp doanh nghiệp bổ sung sản phẩm, hàng hóa kịp thời phục vụ khách hàng.
Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp, không ôm đồm
Bán hàng đa kênh – omnichannel retail mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng ở nhiều nơi, tăng doanh số hiệu quả.
Tuy nhiên, việc bán hàng đa kênh sẽ không hiệu quả nếu doanh nghiệp ôm đồm quá nhiều kênh tiếp thị, phân tán nhân lực và tài chính, nhưng doanh số mang lại không cao.
Cần phân tích thói quen khách hàng, xu hướng mua sắm của người dùng để lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp và tối ưu nó. Doanh nghiệp cần có đội ngũ phân tích và xây dựng hệ thống kênh bán hàng phù hợp.
Luôn thử nghiệm và đổi mới để đưa ra chiến lược bán hàng đa kênh lý tưởng
Thói quen mua sắm, tiêu dùng và sử dụng công nghệ, nền tảng mạng xã hội của người dùng luôn thay đổi. Doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các kênh tiếp thị mới, thử nghiệm kết quả để lựa chọn giải pháp tối ưu.
Với các doanh nghiệp chưa ứng dụng bán hàng đa kênh, cần mạnh dạn đầu tư để thay đổi kênh tiếp thị sản phẩm. Biến đổi để bắt kịp xu hướng để phát triển bền vững.
Hi vọng bài viết Bán hàng đa kênh – Áp dụng Omnichannel kinh doanh hiệu quả hơn có thể giúp bạn tận dụng các nền tảng công nghệ về Omnichannel để linh hoạt trong phục vụ khách hàng, tiếp cận các kịch bản kinh doanh đa kênh mới và tăng tốc hoạt động. Từ đó, họ có thể nâng tầm trải nghiệm mua sắm của khách hàng và xóa nhòa ranh giới giữa bán hàng trên online và bán tại cửa hàng cũng như tăng trưởng doanh số vượt bậc.