Ngành F&B (Food and Beverage – Kinh doanh nhà hàng và đồ uống) đang rất phát triển dẫn chứng bằng việc nhà hàng quán ăn quán cafe mọc lên rất nhiều. Nhưng không phải ai kinh doanh cũng thành công vì cạnh tranh thị trường này rất khốc liệt. Bằng mọi cách phải khiến khách hàng tìm đến và nhớ mình trước khi hết vốn phải đóng cửa. Dưới đây là 3 bài học đắt giá cho những ai đang có ý định khinh doanh ngành F&B
Nội dung bài viết
FOOD AND BEVERAGE LÀ GÌ?
F&B là từ viết tắt của thuật ngữ Food & Beverage, bao hàm các hình thức nhà hàng, quán cafe và các bar và pub. Ngành F&B hiện nay đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt bởi nhu cầu của thị trường về ăn uống và hưởng thụ là rất lớn.
Và chúng ta có thể chứng kiến sự đa dạng phong phú vô cùng trong ngành này với sự xuất hiện của nhiều nền văn hóa khác nhau. Các nhà hàng buffet Hàn Quốc, quán lẩu thái, quán trà sữa Đài Loan, quán cafe nhượng quyền….
Tất cả đều tạo nên những cơn sốt trong kinh doanh ngay từ thời điểm đầu tiên bước chân vào ngành.
BÀI HỌC 1: KHÔNG PHẢI MÔ HÌNH NÀO CŨNG PHÁT TRIỂN THÀNH CHUỖI ĐƯỢC
Sẽ thật tuyệt nếu cửa hàng của bạn phát triển lên thành chuỗi, lúc này độ nhận diện thương hiệu sẽ được nhân rộng và kéo theo nhiều khách hàng và doanh thu hơn. Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng phát triển lên thành chuỗi được. Có rất nhiều cửa hàng khi độc lập rất thành công nhưng khi mở rộng quy mô thì lại gặp nhiều vấn đề dẫn đến thất bại. Một vài thương hiệu lại rất thành công khi phát triển thành hệ thống chuỗi như Highlands Coffee, Starbucks… Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao?
Câu trả lời là có những mô hình mà dung lượng phát triển chỉ có giới hạn, không thể nhân rộng thành nhiều điểm. Với một số mô hình phát triển theo trào lưu (trend), ban đầu có thể chạy nhanh nhưng sau trào lưu đã hết, chúng ta nên xoay chuyển mô hình mới.
Cho dù cửa hàng đầu tiên của bạn làm ăn rất thuận lợi và rất đông khách thế nhưng trước khi vội vàng tận dụng thời cơ để mở thêm những cửa hàng mới, bạn cần phải theo sát thị trường.
Bạn cần xem xét khách hàng có nhu cầu cấp thiết không, ở khu vực đó liệu đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hay sản phẩm thay thế cho mặt hàng mà bạn đang kinh doanh hiện đang ra sao…
BÀI HỌC 2: SẢN PHẨM PHÙ HỢP QUAN TRỌNG NHẤT
Khi khinh doanh bất kì một sản phẩm nào điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là hai yếu tố: Thói quen tiêu dùng và khả năng chi trả. Chắc hẳn đã có rất nhiều thương vụ thất bại nếu không để ý đến hai vấn đề quan trọng trên trước khi kinh dianh.
Bạn không thể nào bán món Âu giữa thị trường dân châu Á có thu nhập thấp, thứ nhất là vì khác biệt văn hoá ẩm thực đồng thời khả năng chi trả cho bữa ăn đó quá đắt đỏ. Thị trường nhỏ khách hàng ít thói quen tiêu dùng khác biệt. Sẽ khiến bạn thất bại thảm hại. Giá sản phẩm dịch vụ phải tương xứng với mức thu nhập của nhóm khách hàng bạn muốn hướng đến. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những mức thu nhập khách nhau, những đặc điểm tiêu dùng khác nhau… Bạn phải tìm ra điều này
Bởi vậy, một trong những bài học kinh doanh đắt giá cho ngành F&B đó là phải cung ứng sản phẩm và dịch vụ khớp với nhu cầu của người tiêu dùng.
BÀI HỌC 3: CÀNG ĐÔNG, QUY ĐỊNH TỪ ĐẦU CÀNG PHẢI CHẶT CHẼ
Nhiều người khi bắt đầu kinh doanh sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn, thứ bạn muốn làm lớn hơn số vốn bạn có và đặc biệt bạn cần trợ thủ cần người hỗ trợ. Vì vậy mô hình góp vốn kinh doanh ra đời thường với quy mô nhỏ sẽ là anh em bạn bè cùng góp với nhau, mỗi người một công việc. Cố gắng phát triển cửa hàng ấy.
Nhưng câu hỏi đặt ra là sau khi có những thành tựu nhất định thì hướng phát triển tiếp theo sẽ là gì. Lúc này nếu số người góp vốn càng đông thì sẽ càng có nhiều luồn ý kiến. Có thể là mở rộng thêm cửa hàng thứ 2, mở rộng thêm sản phẩm dịch vụ hay giữ nguyên và cố gắng phát triển nhanh để sinh lời. Ai cũng sẽ có những lý lẽ và lập luận riêng, đã kinh doanh thì lợi nhuận là thứ hàng đầu được nhắc đến nhưng làm theo ai thì mới đúng mới tốt.
Có rất nhiều người bảo không nên kinh doanh với nhiều người hay với người thân. Theo mình thì không phải như vậy bạn có thể kinh doanh với người khác nhưng Luât chơi hai bạn đặt ra từ đầu cả hai phải tuân theo.
Quan trọng nhất là minh bạch tài chính, hoạt động để sau này còn nhiều cơ hội làm việc với nhau nữa. Dù không cùng tầm nhìn, nhưng nếu tôn trọng nhau thì vẫn có khả năng làm được, còn nếu vấp phải lỗi về mặt thiếu minh bạch thì rất khó làm việc tiếp.
Những câu chuyện trên sẽ là kinh nghiệm để bạn có thể tích lũy được những bài học kinh doanh đắt giá cho ngành F&B mà không phải trả giá bằng chính kết quả kinh doanh của mình.
Hãy tham khảo và vận dụng linh hoạt để phát triển công việc kinh doanh của mình và luôn nhớ, kinh doanh là cung cấp đúng những gì mà khách hàng cần một cách thông minh nhất, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công.