Mô hình B2B là gì và các kiến thức cần nắm trong kinh doanh B2B ra sao. Đây có lẽ là thuật ngữ quen thuộc của dân kinh tế. Vậy bạn đã thật sự hiểu về B2B chưa, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan về các vấn đề này.
Nội dung bài viết
Mô hình B2B là gì?
B2B là tên viết tắt của Business to Business. Là mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, nhà sản xuất với người buôn bán, hoặc giữa người bán sỉ với người bán lẻ. Đây là mô hình kinh doanh thương mại giữa các tổ chức và doanh nghiệp với nhau.
Đây là mô hình kinh doanh khá quan trọng và có vai trò nhất định trong việc tăng số lượng doanh thu, gia tăng độ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Không phải lúc nào đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến cũng là khách hàng nhỏ lẻ nói đúng hơn là nhiều tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể phải mua nguyên liệu từ doanh nghiệp khác để quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhà cung cấp cho doanh nghiệp là điều rất quan trọng để quyết định sản phẩm đó có đến tay được khách hàng hay không.
Các hình thức kinh doanh B2B phổ biến
Mô hình thiên về người bán
Mô hình này được sử dụng phổ biến trong ngành. Ở mô hình này, các doanh nghiệp sở hữu các trang thương mại điện tử chính và cung cấp các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho các đối tác là doanh nghiệp, đại lý, bán lẻ hoặc sản xuất,… Thông thường, mô hình này cung cấp sản phẩm có số lượng lớn.
Mô hình B2B thiên về bên mua
Đúng như tên gọi loại hình này sẽ hỗ trợ thiên về nhu cầu bên mua. Đó là hình thức các đơn vị kinh doanh tập hợp những nhu cầu của người mua và nhận nguồn hàng từ bên thứ 3 cung cấp lại cho người tiêu dùng.
Loại hình này thì phổ biến tại Việt Nam do hầu hết các doanh nghiệp đều muốn chủ đạo trong việc bán sản phẩm của mình đến đối tác.
Ví dụ: các cơ quan viễn thông, truyền hình tư nhân, doanh nghiệp xây dựng…
Mô hình B2B trung gian
Thương mại điện tử đang phát triển một cách chóng mặt và mô hình B2B là dạng mô hình giao dịch, trao đổi giữa công ty này với doanh nghiệp khác qua một sàn trung gian.
Mô hình này cho phép các doanh nghiệp có nhu cầu bán, gửi sản phẩm của mình lên quảng bá và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ xem và đặt hàng trực tuyến dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân thủ theo luật của trang thương mại điện tử trung gian.
Một vài ví dụ cho các “ông lớn” sàn giao dịch điện tử hiện nay đó là Tiki, Lazada, Sendo, Shopee.
Mô hình thương mại hợp tác
Cũng khá giống với mô hình trung gian. Tuy nhiên mô hình B2B hợp tác lại mang tính tập trung và quyền sẽ thuộc về nhiều đơn vị khác nhau. Hiện nay mô hình này hiển thị dưới dạng sàn giao dịch, chợ trên mạng, chợ điện tử, cộng đồng thương mại.
Hình thức marketing phổ biến trong B2B
B2B là hình thức marketing công nghiệp giúp mua bán dịch vụ hàng hoá cho một doanh nghiệp khác để họ sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động kinh doanh
Và dù bán cho khách hàng hay doanh nghiệp thì cũng đều cố gắng sử dụng tất cả các hình thức marketing phổ biến như tiếp thị giới thiệu, truyền thông lan truyền và PR, quảng cáo bám đuổi hay marketing trên mạng xã hội…
Sự khác nhau giữa B2B marketing và B2C marketing
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về B2B cũng như B2C tròn marketing mời bạn quan sát hình phía dưới nhé:
Kỹ năng bán hàng B2B hiệu quả
Việc xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng đã khó thì việc có mối quan hệ tốt với khách hàng là doanh nghiệp càng khó hơn. Bởi vì khách hàng của B2B thật sự rất ít so với B2C. Một trong những điểm cộng khi làm B2B là bạn phải có mối quan hệ cá nhân trước khi “gia nhập” vào ngành. Ngoài phát triển tư duy, kỹ năng ổn và mối quan hệ tốt thì các nguyên tắc sau đây cũng cần: