Làm SEO đâu phải ai cũng may mắn nhận được một website hoàn toàn mới để SEO, nhiều người khi vừa bắt đầu vào làm việc đã phải nhận một website đã SEO hư, SEO lan mang, dù vậy không lẽ bạn sẽ bỏ cuộc. Sự thật thì nhìn vào thì ai cũng ngán cả, nhưng tất cả vì công việc thôi. Khắc phục hậu quả một website bị SEO hư thật ra còn nhiều cái thú vị hơn là SEO một website mới, bạn dễ dàng nhận được những trải nghiệm mới mà SEO một website mới chưa chắc gì có được.
Nội dung bài viết
Phần 1: Kiểm định website khi nhận lại dự án
Kiểm tra tổng quát website
Phần này cũng không cần mất quá nhiều thời gian nhưng cũng là phần quan trọng nhất để xem bạn có muốn nhận làm SEO cho website này hay không. Bạn sẽ kiểm tra lần lượt các điểm sau:
– Tuổi đời domain
– Website đã qua bao nhiêu người SEO rồi, hoặc bao nhiêu công ty SEO đã chạm vào website này ?
– Website này có đang được chạy Adwords hay không?
– Sử dụng ngay Ahrefs để kiểm tra số lượng backlinks đang đổ vào website này là khoảng bao nhiêu ?
– Dùng công cụ hoặc một số thủ thuật xem website này có đang bị dính Sandbox hoặc Penalty không?
– Nếu được hãy xem sơ qua một số bài viết có sẵn trong website xem cách viết bài và đi link hiện tại như thế nào !
Thế là xong, có thể một số bạn sẽ thử một số cách khác để kiểm tra, nhưng hầu như những bước kiểm tra tổng quát thường phải nhanh và chính xác, nếu không lúc nhận rồi làm không được vừa tốn thời gian mà vừa không được gì.
Đi sâu vào từng chi tiết
Ở phần này, gần như chắc chắn bạn sẽ nhận dự án này rồi, bạn sẽ phải kiểm tra kỹ một vài chi tiết thật kỹ để đề ra phương án SEO cụ thể cho website
Kiểm tra tuổi đời domain
Để kiểm tra tuổi đời domain, bạn có thể check ngày đăng ký domain, tuổi đời domain cũng khá quan trọng trong SEO, tại sao ư? nếu một website được xây dựng ngay khi đăng ký và hoạt động tới lúc bạn nhận khoảng 1-2 năm thì đây là một website khá khó nuốt, vì nếu trong 1-2 năm đó việc SEO đã được xúc tiến một cách nhiều lần hoặc qua tay nhiều người, lúc này việc khắc phục sẽ rất khó
Bạn có thể truy cập vào http://who.is/ để bắt đầu kiểm tra quyền sở hữu cũng như tuổi đời domain.
Kiểm tra số lượng backlink hiện đang có của website
Nếu website đã qua nhiều người SEO chắc chắn số lượng backlink sẽ rất lớn, nếu số lượng backlink rác càng lớn sẽ càng gây khó khăn cho ta hơn.
Bạn có thể sử dụng Ahrefs để kiểm tra số lượng backlink của website, còn backlink đó đi đến từ đâu thì bạn cần có tài khoản trả phí để kiểm tra nhé.
Website này có đang được chạy Adwords hay không
Vấn đề này bạn có thể hỏi trực tiếp người quản lý giao cho bạn website này. Vấn đề này cũng không quan trọng cho lắm, việc chạy Adwords thường là một phương án dự phòng hoặc cố gắng hối lộ Google nhằm thoát khỏi Sandbox hoặc chỉ đơn giản là kéo view lại cho website
Kiểm tra số lượng cũng như chất lượng có các bài viết có trong website
Kiểm tra bất kỳ 5-10 bài viết được đăng trên site, điều này sẽ càng giúp bạn xem người đi trước đã viết gì cho website, bài viết đó có được chăm chút hay không, mật độ từ khóa trong website ra sao,v.v…
Tất nhiên, có thể lúc bạn nhận lại website bạn cũng sẽ làm lại từ đầu những công đoạn này, nhưng thật hạnh phúc nếu người đi trước đã có những “đóng góp” tích cực cho website.
Kiểm tra xem, Google đang index những gì của website
Đầu tiên bạn vào Google, sau đó gõ site:www.domain.com (ví dụ site:www.manpham.com) lúc này bạn sẽ nhận ra được Google đã index những mục gì, bài viết gì của website bạn, nếu một người SEO giỏi họ sẽ cố gắng điều hướng Google nhằm giúp Google không index những mục nhảm, những mục không có bài viết, những mục linh tinh trong website bạn, cái này sẽ làm giảm độ tin cậy giữa website bạn và Google. Vậy hãy làm ngay đi nhé
Kiểm tra code, tốc độ load, và điểm của website trên Woorank
Nếu bạn là một người không rành code, bạn có thể nhờ một ai đó hiểu biết về lĩnh vực này giúp bạn kiểm tra xem độ tối ưu của website đối với Google, ví dụ, dùng CSS sẽ nhẹ hơn table. Một cách khác là dùng chính công cụ mà Google tạo ra nhằm giúp các webmaster có thể kiểm tra được tốc độ load tối ưu đối với người dùng.
Bạn truy cập vào : http://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/ Sau đó điền website của bạn vào, Google sẽ giúp bạn phân tích những điều mà bạn nên làm để khắc phục lại website
Điểm trên Woorank chỉ là mục giúp bạn đánh giá khách quan một website, nhưng cũng nhờ đó mà bạn có thể đề ra những hướng đi kịp thời cho website. Ví dụ, điểm 60 chắc chắn sẽ tốt hơn là 40 chứ nhỉ
Lời kết
Đó chỉ mới là những bước đi đầu tiên khó khăn của bạn mà thôi, vì dễ hiểu rằng cái gì đã bị đánh dấu là nguy hiểm thì Google sẽ luôn cảnh giác với nó, vì thế những bước đầu định hướng luôn là quan trọng nhất, làm SEO mà không có kế hoạch cũng giống đi đánh trận, thấy đâu cũng đánh thế này thì cũng mau chết.