Định vị thương hiệu được hiểu đơn giản là dấu ấn của bạn trong lòng khách hàng. Bạn khác gì so với đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh của bạn là gì. Trong thời đại 4.0 với vô vàn thông tin cùng các chiến dịch truyền thông thì đâu để là thứ khách hàng nhớ đến bạn. Phải tập trung nguồn lực vào những mục tiêu rõ ràng để thương hiệu của bạn tạo ra sự khác biệt và lưu lại dấu ấn của riêng mình. Dưới đây mình sẽ mách bạn 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công nhé
Nội dung bài viết
“Định vị thương hiệu” là gì?
Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược marketing, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.
Cơ chế hoạt động của não bộ con người là sắp xếp những đặc tính cần thiết vào bộ nhớ rồi truy xuất chúng khi cần đưa ra hành vi lựa chọn hoặc quyết định. Định vị thương hiệu thành công là sở hữu được những đặc tính quan trọng với khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động.
Tâm trí khách hàng là một chiến trường thực sự cho mọi cuộc chiến kinh doanh, xây dựng thành công định vị thương hiệu là xâm chiếm, sở hữu và dẫn đầu trong tâm trí khách hàng, sau đó giành vị thế dẫn đầu trên thị trường.
Thông qua chiến lược khác biệt hoá thương hiệu hãy nhanh chóng thực hiện các hành động tác động vào tâm trí của khách hàng, việc trở thành người đầu tiên là mấu chốt của sự thành công bền vững, điều sẽ tạo nên được “độc tôn trong nhận thức”.
Tầm quan trọng của định vị thương hiệu
Khoảng 89% nhà quản trị thương hiệu cùng 77% nhà lãnh đạo các doanh nghiệp B2B đồng cho rằng Định vị thương hiệu là vũ khí tối thượng để doanh nghiệp hoạt động và tồn tại trong ngành. Để có được định vị thương hiệu thì các doanh nghiệp luôn không ngừng nâng cấp các trải nghiệm khách hàng nhằm mang lại sự thoải mái và phục vụ tốt nhất.
Dưới đây là 4 khía cạnh về tầm quan trọng của định vị thương hiệu với sự sống còn của doanh nghiệp
Sự phân hóa của thị trường: Ngày nay, sự khác biệt của mỗi thương hiệu quyết định sự sống còn của nó trên thị trường. Nếu đi dạo trước một rừng những thương hiệu giống nhau, bạn biết lựa chọn mặt hàng nào đây? Sự khôn ngoan của các doanh nghiệp là biết tách rời mình khỏi những sản phẩm na ná giống nhau, định hướng một đối tượng khách hàng ngách, và phát triển thương hiệu theo hướng đi đó.
Nhận biết hành vi mua hàng: Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ. Bằng việc đưa ra những câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp tự khắc xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.
Giữ vững giá trị thương hiệu: Thay vì nhảy vào cuộc chiến về giá không hồi kết, doanh nghiệp có quyền thiết lập mức giá hợp lý, giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu và khiến khách hàng mua sản phẩm của họ “vô điều kiện”.
Truyền đạt thông điệp: Một chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing không định vị.
Vậy ta nên định vị trước hay sau khi xây dựng thương hiệu?
Câu hỏi này rất hay đối với những người mới thành lập doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp cho khách hàng là gì. Nếu là những sản phẩm mang tính truyền thống hay doanh nghiệp được truyền từ gia đình thì định vị thương hiệu sẽ thông qua các chiến dịch quảng bá sau này
Đối với số đông còn lại định vị thương hiệu sẽ được hình thành trong giai đoạn thiết kế. Ở gia đoạn này mọi ý tưởng phải rõ ràng như bạn bán cái gì, bán cho ai, hướng đi sau này như thế nào để quyết định tên doanh nghiệp, logo doanh nghiệp, ấn phẩm, màu sắc chủ đạo, đồng phục nhân viên… Tất cả phải được định hình rõ ràng và nhất quán trong xuyên suốt quá trình. Bạn không thể thay đổi điều này khi doanh nghiệp đã đưa vào hoạt động vì tiềm thức khách hàng khi đã ghi nhớ điều gì họ sẽ nhớ mãi. Bạn không thể thay đổi và bắt họ nhớ theo được.
9 phương pháp định vị thương hiệu thành công
Định vị dựa vào chất lượng
Chất lượng tốt hay xấu, không có tốt tuyệt đối hay xấu tuyệt đối, tất cả phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân của từng khách hàng. Trong trường hợp doanh nghiệp bạn giành được sự ưu ái từ khách hàng về chất lượng, đồng nghĩa với việc bạn đã gặt hái được thành công lớn khi xây dựng thương hiệu.
Và cách để định vị chất lượng tốt nhất là tạo ra sự khác biệt, sản phẩm hay thương hiệu tạo ra tính đặc thù cao hơn thường sẽ được khách hàng để tâm hơn những thương hiệu mang tính chung chung. Điều này các hãng xe hơi đã làm rất tốt
Ví dụ như khi nhắc đến Mercedes là thời thượng trẻ trung, Honda là bền bỉ chất lượng hay Lamborghini là đắc đỏ và hiếm có. Tất cả đều tạo ra nét riêng để khi khách hàng có nhu cầu họ sẵn sàng đáp ứng hoặc nói cách khác là tạo trong tâm thức người tiêu dùng rằng nhãn hiệu của mình vượt trội.
Định vị dựa vào giá trị
Giá trị ở đây chính là khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn so với số tiền họ bỏ ra để có được sản phẩm hoặc dịch vụ (Value for money). Trong quá khứ, mọi người thường đánh đồng những thương hiệu hoạt động với cơ chế này là các thương hiệu “giá rẻ”. Giá rẻ cũng mang theo một hình ảnh về một định vị thương hiệu yếu.
Nhưng ngày nay, định vị dựa vào giá trị đã phát huy được sức mạnh của nó. Thương hiệu có được sức mạnh rất bền vững trong lòng khách hàng vì khách hàng bị thuyết phục hoàn toàn về giá cả và chất lượng.
Định vị dựa vào tính năng
Tính năng sản phẩm, dịch vụ là một trong những yếu tố được sử dụng khá triệt để làm định vị thương hiệu. Dựa trên tính năng, thông điệp định vị rất rõ ràng, dễ nhớ và cảm nhận được luôn trong lần trải nghiệm đầu tiên của khách hàng. Đó là những thông số rất thực tế nên chiến lược định vị này dễ dàng chiếm được niềm tin, cảm tình của khách hàng.
Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế là khó tạo ra được sự khác biệt mãi mãi. Nó sẽ mất tác dụng khi đối thủ có tính năng tương tự. Vì vậy, định vị dựa vào tính năng chỉ áp dụng cho một số sản phẩm hoặc dịch vụ đặc biệt, khó bắt chước.
Định vị dựa vào mối quan hệ
Việc tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa thương hiệu với khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh, tương tác tốt với khách hàng sẽ sở hữu định vị tốt sẽ chạm tới trái tim khách hàng.Thông điệp định vị khi nhận được tương tác của khách hàng, sức mạnh được cộng hưởng rất mạnh.
Định vị dựa vào vấn đề, giải pháp.
Một phương pháp định vị thương hiệu hiệu quả giúp gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng chính là Định vị thương hiệu dựa trên vấn đề hoặc giải pháp. Cụ thể, đây là chiến lược định vị thương hiệu với mục tiêu để khách hàng thấy rõ được: Thương hiệu sẽ giúp khách hàng giải quyết ngay lập tức vấn đề đau đầu mà họ đang gặp phải. Chiến lược định vị thương hiệu này đặc biệt thích hợp cho các loại sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh, hoặc các loại sản phẩm/dịch vụ khách hàng có thể thấy rõ được lợi ích của chúng cho vấn đề của họ.
Unilevel đã rất thành công khi định vị các sản phẩm bột giặt và nước rửa chén như Omo hay Sunlight…
Định vị dựa vào mong ước
Ai cũng có ước mong, vì thế, việc khơi gợi lên được ước mong của khách hàng sẽ tạo ra được những động lực, điều kỳ diệu lớn, tạo dấu ấn trong tâm trí họ. Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin hay cảm giác họ trở thành người họ muốn, đến nơi họ thích hay có được niềm vui, hứng khởi trong cuộc sống.
Định vị dựa vào đối thủ
Chiến lược định vị thương hiệu này được sử dụng so sánh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh của thương hiệu thường là các thương hiệu lớn và đầu ngành. Đã có rất nhiều thương hiệu dựa vào chiến lược định vị này tiêu biểu phải kể đến Pessi và Coca-cola, Samsung và Apple hay gần đây nhất là thương hiệu sữa Milo và Ovaltine…
Định vị dựa vào cảm xúc
Đây là phương thức định vị vào cảm xúc của khách hàng. Nói cách khác hãy để họ cảm nhận sản phẩm của bạn bằng cảm xúc hay tâm lý đây là phương thức định vị rất hiệu quả. Thương hiệu được cảm nhận như thế nào từ khách hàng thông qua nhu cầu hay mong muốn mua sản phẩm của họ, nhưng có phương thức đặc biệt hơn là cảm xúc nói cách khác cách nhanh đến nhận thức là đi từ trái tim. Cảm xúc đó đến từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm và hơn hết nó đánh trúng sở thích, mối quan tâm, sự thân thuộc của khách hàng.
Định vị dựa trên công dụng
Nhiều thương hiệu đi theo một hướng khác là họ định vị dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng, hay chính là công dụng của sản phẩm. Đây là một định vị an toàn, chiếm được lòng tin và ưu ái của khách hàng. Tiêu biểu như “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của Prudential hay “Sơn đâu cũng đẹp” của Nippon.
Có thể nói định vị thương hiệu là cách để bạn tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Bạn có thành công và tạo được tiếng vang với khách hàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều này. Trên đây là 9 phương pháp định vị thương hiệu thành công hi vọng có thể cung cấp thêm kiến thức và giúp bạn tìm ra hướng đi đúng cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công