Các công cụ hỗ trợ về Digital Mảketing này sẽ hỗ trợ Marketer rất nhiều vì họ phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc. Và nhờ những công cụ này để tối ưu hiệu quả trong công việc. Giảm bớt áp lực công việc, thời gian và công sức. Nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả mang lại như ý muốn.
Nội dung bài viết
Công cụ hỗ trợ tìm ý tưởng, theo dõi đối thủ
Quora: Là một trang web – nơi bạn có thể đặt topic câu hỏi và nhận câu trả lời từ những người dùng khác về bất kì chủ đề nào, cộng đồng sẽ bình chọn ra câu trả lời hay nhất. Các câu trả lời thường có chất lượng cao, bao gồm cả từ các chuyên gia, vậy nên đây là địa điểm lý tưởng để bạn tìm kiếm ý tưởng và tham khảo những góp ý của người dùng khác.
Reddit: Giống như một kho báu các ý tưởng vô tận. Đây là nơi mọi người có thể đến và thoải mái nói bất cứ điều gì trong suy nghĩ của mình. Vậy nên chắc hẳn bạn sẽ tìm thấy những ý tưởng độc đáo, mới lạ dù có phần “thô” mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến đấy.
Google Search: Tất nhiên là không thể bỏ qua ông lớn Google được rồi. Một thư viện khổng lồ, nơi bạn có thể tìm kiếm gần như tất cả mọi thứ. Chỉ cần gõ một từ khóa và Google sẽ tự động đưa ra các chủ đề liên quan để bạn tham khảo. Quá tuyệt phải không nào!
Buzzsumo: Là công cụ tuyệt vời để tìm kiếm những nội dung đang hot và được chia sẻ, lan truyền nhiều nhất tại thời điểm hiện tại trong khu vực của bạn. Chỉ cần nhập từ khóa vào thanh công cụ tìm kiếm của Buzzsumo và trang web sẽ trả về cho bạn những bài viết đang được chia sẻ nhiều nhất về chủ đề của bạn.
Amazon: Nghe có vẻ không liên quan lắm nhỉ? Tuy nhiên, bên cạnh việc là trang web bán hàng, Amazon còn là cách độc đáo để bạn tìm kiếm ý tưởng nội dung, đặc biệt khi bạn có những chủ đề B2B như tiếp thị, bán hàng… Chính những đánh giá của người dùng là cơ sở để bạn tìm kiếm những ý tưởng mới cho những nội dung về kinh doanh.
Google Keyword Planner: Đây là một cách vô cùng hiệu quả để tìm kiếm các chủ đề thú vị và mang lại cho bạn rất nhiều kết quả mà không mất bất kỳ một khoản phí nào. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm những từ khóa mà rất nhiều người cũng tìm kiếm mỗi tháng, từ đó giúp nảy sinh ra những ý tưởng mới, những điều bạn nên viết để bắt kịp xu hướng.
KWFinder: Đây là một công cụ trả phí. Cũng giống như Google Keyword Planner, nhưng nếu Google Keyword Planner chỉ tập trung cho những người sử dụng Google Ads, thì KWFinder sẽ phù hợp hơn với những người làm Content Marketing, SEO.
Feedly: Là một ứng dụng đọc nội dung website/blog cực kì hiệu quả. Từ cách sắp xếp bố cục đến việc tổng hợp nội dung của họ thực sự khiến người dùng phải thích thú. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nguồn cho bạn lựa chọn. Đây là một công cụ “Must-have” đối với dân làm Content Marketing. Bạn sẽ dễ dàng theo dõi những nội dung mới mà không bỏ sót bất cứ thứ gì. Bởi vì, bạn sẽ nhận ngay được thông tin khi có bài viết mới liên quan đến topic mà bạn đã nhấn theo dõi.
Công cụ đo lường, theo dõi hiệu suất
Google Analytics: một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã ghé thăm một trang web
Google Search Console: web miễn phí của Google dành cho quản trị web. Nó cho phép quản trị web kiểm tra trạng thái lập chỉ mục và tối ưu hóa khả năng hiển thị của trang web của họ.
Trình Business Manager của Facebook: trình quản lý trang Facebook doanh nghiệp, cá nhân. Business Facebook giúp theo dõi, quản lý tất cả các trang Fanpage, quảng cáo…
Ahrefs: công cụ phân tích SEO. Nó là một Big Data dùng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, marketing, tìm kiếm cơ hội tăng traffic website, xây dựng liên kết (backlinks) …
Công cụ soạn thảo văn bản, nội dung
Google Docs: dùng để soạn thảo văn bản, đây là một công cụ khá phổ biến của Google. Nó có chức năng giống Microsoft Word – trình quản lý văn bản phổ biến nhất trên thế giới, và còn được cài đặt sẵn các tiện ích mở rộng khác nữa.
WordPress: Đa số website hay các blog đều đang sử dụng mã nguồn của WordPress. Công cụ này cung cấp cho bạn trình Editor, soạn thảo văn bản với rất nhiều tính năng hữu ích cùng hàng nghìn plugin khác được hỗ trợ.
Với các nội dung Infographic, bạn có thể sử dụng những công cụ ở phần biên tập Fanpage Facebook.
Công cụ lên lịch viết bài
Google Calendar: Là công cụ top đầu phải được nhắc đến. Như mình đã giới thiệu ở trên, ngoài việc sử dụng để làm lịch cá nhân, bạn có thể dùng nó để lên lịch viết bài, bạn yên tâm là nếu quên việc, Google Calendar sẽ nhắc nhở bạn ngay.
Google Keep: Đây cũng là một ứng dụng khá hữu ích để quản lý lịch viết bài của bạn.
Ngoài tính năng ghi chú, Google Keep còn có phần Reminders (Nhắc nhở) cho phép bạn đặt lịch cho ghi chú. Thật tiện vì Google Keep cho phép bạn tạo checklist công việc, khi hoàn thành xong một bài viết, bạn chỉ cần tick vào đó là xong. Bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ bài viết nào đó hay viết bài trùng lặp.
Evernote: Tương tự Google Keep thì cũng là công cụ mà chúng ta nên quan tâm.
CoSchedule: Bao gồm các công cụ khá hay dành cho những người làm Marketing, trong đó có công cụ lên lịch viết bài Editorial Calendar, cho phép bạn lập kế hoạch cho công việc biên tập của mình.
Công cụ tối ưu Marketing
Onshop: Một ứng dụng tích hợp Google Shopping với quảng cáo Google Ads, Landing Page, Sàn TMĐT. Nhờ ứng dụng này giúp bạn dễ thao tác quảng cáo, tối ưu đơn hàng.
Hotjar: Công cụ này theo dõi tracking và phân tích A/B Testing. Công cụ này theo dõi mọi hành vi khách hàng hoạt động trên website. Nhờ đó giúp bạn biết được chỗ nào website cần tối ưu, chỗ nào chưa phù hợp.
Livechatinc: Tạo liveChat Box với khách hàng. Với công cụ này giúp người dùng dễ dàng chat nhanh với nhân viên Support trên nền tảng webchat.
Công cụ phân tích Facebook
FanpageKarma: Là công cụ giúp bạn tìm kiếm theo từ khóa đưa ra Content đang có tương tác tốt nhất, fanpage có lượng like, theo dõi cao nhất. Công cụ này cho bạn dùng thử 15 ngày miễn phí.
SocialKickstart: Công cụ giúp quản lý nội dung trang fanpage. Ngoài ra công cụ này giúp bóc tách các content hiệu quả, liệt kê các đối thủ, fanpage, group cùng lĩnh vực.
KOLs: Là công cụ liệt kê tất cả những Facebook Profile có lượng theo dõi lớn hơn 10.000 người, phân tích tỷ lệ tương tác của bài viết cũng như lĩnh vực KOLs hoạt động.
Botup: Ứng dụng giúp tạo những mini game như vòng quay may mắn, chatbot tự động,…hoàn toàn miễn phí.
Công cụ Email
Mailchimp: Là hệ thống email Marketing miễn phí nhưng đem lại hiệu quả rất cao. Công cụ digital này cho phép quản lý 2 nghìn khách hàng, gửi 12 nghìn email marketing.
Hunter: Hunter là công cụ cho phép tìm email theo domain. Ngoài ra có thể xuất file để tự động cập nhật email người dùng truy cập khi duyệt web.
Trên đây là Tổng hợp công cụ hỗ trợ Digital Marketing hiệu quả mà mình muốn chia sẻ. Hi vọng những công cụ được nêu trong bài viết này sẽ hữu ích và tạo điều kiện cho các bạn digital maketer có thể làm tốt hơn những hoạt động hằng ngày của mình.