Gen Z là ai là mẫu đối tượng nào mà các thương hiệu lại đổ dồn sự chú ý và cần phải biết. Hiện đang là nhóm đối tượng tiêu dùng chính ở hiện tại và tương lai. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể nào làm ngơ với nhóm thế hệ này được.
Nội dung bài viết
Chân dung Gen Z
Điều khác biệt rõ rệt của Gen Z so với các thế hệ khác là họ chính là thế hệ đầu tiên lớn lên với smartphone và mạng Internet. Trong khi các thế hệ khác đang cố gắng hoà mình vào môi trường kỹ thuật số thì gen Z là thế hệ “nhuần nhuyễn” điều này hơn ai hết. Dựa trên nền tảng này, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định về Gen Z. Tuy nhiên, có những điều thú vị mà thậm chí những người làm Marketing và Communication sẽ khó tránh khỏi bất ngờ.
Nhìn chung, Gen Z thích ở nhà và giao lưu trực tuyến nhiều hơn là đi ra ngoài. Sở thích đặc trưng của thế hệ Z là lướt Facebook hoặc trò chuyện trực tuyến. Đáng kinh ngạc hơn nữa, Gen Z cảm thấy thoải mái và giao tiếp hiệu quả hơn khi sử dụng mạng Internet thay vì gặp trực tiếp. Gen Z không “hời hợt” như mọi người vẫn nghĩ, thậm chí họ còn có thái độ và yêu cầu rất rõ ràng với thương hiệu.
30 giây quảng cáo – 30 phút lắng nghe
Việc sống và tiếp cận trong thời đại công nghệ từ bé bằng Smarphone nhiều hơn cả Tivi nên dường như họ thích xem những mẫu viral click online hơn là TVC quảng cáo. Và dưới các nền tảng kỹ thuật số thời gian để họ dừng và xem chỉ chiếm khoảng 30s. Câu hỏi đặt ra là bằng mọi cách phải lôi kéo thu hút và gây tò mò vào 30s đầu tiên để kéo họ ở lại xem những phần tiếp theo. Nếu nội dung quảng cáo sở hữu nội dung hấp dẫn, một câu chuyện hay, tình hướng hài hước, âm nhạc bắt tai thì điều này có thể thực hiện được.
Tuy nhiên họ xem với mục đích giải trí thì còn dễ tính chứ nếu là bán hàng thì rất đề phòng. Việc tiếp cận mỗi ngày khiến họ không quá bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh họ có chính kiến và cách lựa chọn sản phẩm riêng. Các nguồn tin này chỉ mang tính chất tham khảo và độ tin tưởng đối với các thông tin này cũng rất hạn chế.
Chính vì thếnhững bài review do thương hiệu tạo ra lại không hiệu quả, họ cho rằng thể nào thương hiệu chẳng dùng những lời lẽ có cánh cho những “đứa con” của mình. Và việc quảng cáo tiếp cận dường như cũng trở thành thử thách lớn hơn đối với các thương hiệu
Ít trung thành, ít niềm tin vào thương hiệu
Gen Z (những người sinh từ 1996-2015) tuy chưa làm ra nhiều tiền nhưng họ khá chịu chi cho các khoảng về ăn uống và quần áo. Vì vậy gen Z sẽ trở thành đối tượng khách hàng chính nếu bạn đang kinh doanh về 2 mảng trên. Nhưng cũng đừng vội mừng vì những khách hàng này thường không trung thành với 1 thương hiệu, họ thường thích trải nghiệm và đổi mới nhiều điều mới lạ. Họ sẽ sẵng sàng từ bỏ bạn để đến với thương hiệu khác chỉ vì nơi đó có trải nghiệm mới lạ và thú vị hơn. Gen Z mong muốn những sản phẩm có chất lượng cao, hữu dụng, có vẻ rất mắc tiền nhưng thật ra lại không. Thích ăn những nơi có không gian sang chảnh, có thể check in. Họ cũng quan tâm đến chế độ phục vụ và cách thức bài trí không gian…
Thế hệ Z thanh toán cũng rất khác
Họ không ưu tiên dùng tiền mặt vào các giao dịch mà thay vào đó là hình thức thanh toán online có thể qua thẻ ngân hàng hoặc các ví điện tử như momo, zalopay, ví moca… Hay hiện đại hơn là quét mã QR để thanh toán. Từ mua đồ ăn vặt, mua quần áo, đi ăn, đi chơi… nếu có thể thanh toán online thì họ sẽ chọn phương thức đó đầu tiên. Một nền kinh tế chạm trả.
Để có được lòng trung thành của gen Z thương hiệu không chỉ đơn thuần xây dựng một mối quan hệ giữa người mua và kẻ bán. Họ mong muốn được kết nối và bày tỏ nhiều hơn với thương hiệu. Đó là tác động 2 chiều những góp ý, lời khuyên sẽ được thương hiệu áp dụng để cải tiến các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Coca Cola đã rất thành công với chiến dịch in tên khách hàng lên bao bì để với khách có thể cảm nhận được sự ưu ái mà thương hiệu này dành tặng cho khách hàng của họ. Hơn 500.000 hình ảnh với Hashtag #ShareaCoke đã được chia sẻ. Tính đến tháng 9 năm 2015, mạng xã hội đã ghi nhận hơn 6 triệu chai Coca ảo được chia sẻ bởi khách hàng. Không những vậy, qua chiến dịch này, Coca Cola đã có thêm gần 25 triệu lượt theo dõi trên Facebook. Thành công của chiến dịch thật ngoài mong đợi.
Thời gian trở lại đây, các thương hiệu và giới truyền thông bắt đầu để mắt đến nhưng trao lưu bùng nổ khắp mạng xã hội của giới để tung ra các chiến dịch marketing phù hợp xu hướng.
Kết luận
Hi vọng với bài viết Gen Z và những điều thương hiệu cần phải biết bạn có cái nhìn đa chiều hơn về thế hệ này. Không chỉ còn là mối quan hệ mua – bán đơn thuần, Gen Z muốn được thương hiệu thấu hiểu và có cái nhìn rộng mở hơn về đời sống tình cảm, gu thẩm mỹ, thế giới tâm hồn của thế hệ người trẻ mới, để có thể chinh phục được lòng trung thành của họ.