“Đặt tên thương hiệu: Đừng tự trói mình!” tại sao lại như vậy. Sau khi quyết định sẽ kinh doanh mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ nào thì việc đặt tên thương hiệu cũng là điều khiến rất nhiều nhà khởi nghiệp đắng đo. Bởi vì nhiều lý do mà cái tên thương hiệu có thể khiến cho sự phát triển sau này của doanh nghiệp chững lại, nói cách khác là “trói tay” thương hiệu.
Cũng vì tên thương hiệu mà có nhiều doanh nghiệp đã gây ra sự hiểu lầm trong mắt khách hàng. Họ đã hiểu sai về thương hiệu và có những nhận định không đúng đắn về sản phẩm mang thương hiệu đó. Cùng điểm qua vài cái tên như thế nhé:
Quán tên “Lẩu nấm” thì khó có thể bán các món chiên xào, cùng lắm là có thể bán nhiều loại lẩu. Một hãng Taxi tên ” Taxi giá rẻ” khi muốn phát triển thêm Taxi cao cấp hơn hoặc tăng giá dịch vụ cao hơn cũng rất khó khăn. Hay ví dụ là thương hiệu chuyên về mỹ phẩm chính hãng và dòng chính bạn bán là dược mỹ phẩm Eucerin và tên bạn đặt là “Eucerin Việt Nam”. Vậy để bán thêm các dòng mỹ phẩm khác hay mỹ phẩm từ thiên nhiên thì phải làm sao đây.
Đã từng có rất nhiều doanh nghiệp tự trói buộc một cái tên vào thương hiệu của mình và khi ngành đấy không có phát triển nữa thì muốn chuyển hướng sang thứ khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn có khi phải phá sản nếu không còn trụ được trong thị trường nữa.
Đó là những giới hạn về mặt hàng, ngành hàng do tên thương hiệu mang lại. Nếu cái tên gợi lên một mặt hàng, hay ngành hàng nào đó (ví dụ “Fruit” (trái cây), “Tea” (trà), “Coffee” (cà phê), “Milk” (sữa), “Taxi”, “Điện máy”…) thì rất khó mở rộng sang mặt hàng hay ngành hàng khác, nếu không muốn nói là không thể, hoặc không nên làm.
Logo của thương hiệu cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh doanh nghiệp nếu trong logo có bò thì những sản phẩm được bán không thể là heo, gà, dê, ngỗng. Logo có hình máy bay thì không thể bán xe máy, tàu lửa hay du thuyền được. Hay một hình ảnh về cội nguồn như cây xe hoa sen thì không thể phù hợp với những gì tiên tiến và hiện đại được.
Hãy đặt tên khi bạn biết chắc chắn mình kinh doanh về cái gì, đối tượng là ai, mình có thể sống suốt đời với cái sản phẩm mình muốn bán hay không. Bạn hoàn toàn có thể đặt là “Cơm niêu” khi quán bạn chỉ bán cơm được làm từ nồi niêu và giá trị sản phẩm sẽ không bao giờ thay đổi hay sẽ chuyển sang bán bún, phở hay bất cứ đồ ăn nào khác. Nếu việc trói mình có chủ đích thì đây cũng là điểm cộng để khách hàng khi nghĩ đến món sản phẩm/dịch vụ đó thì bạn là cái tên đầu tiên xuất hiện trong họ.
Một thương hiệu Xmilk hẳn sẽ tập trung vào những sản phẩm liên quan đến sữa. Ngược lại, nếu doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh các loại nước chấm và thực phẩm chế biến mà lại chọn cái tên Phú Quốc hay Phan Thiết (những địa danh gắn liền với nước mắm) thì đã tự trói mình trong lĩnh vực nước mắm.
Về sau, muốn mở rộng sang tương ớt, nước tương, mì gói…, doanh nghiệp buộc phải xây dựng thương hiệu khác từ đầu. Một doanh nghiệp mở dịch vụ bán vé tàu trực tuyến và lấy tên là “banvetau” (bán vé tàu), đến khi muốn phát triển sang bán cả vé ô tô, máy bay, đặt phòng khách sạn và tour du lịch… thì không thể vì đã bị cái tên “banvetau” trói lại rồi!
Muốn xác định được tên thơng hiệu bạn phải hiểu “customer insight” (thấu hiểu khách hàng), tức là hiểu nhu cầu đích thực của khách hàng, chứ không nên là một chủ đích tùy tiện. Bạn cũng phải hiểu chính mình đang làm gì, mình muốn thương hiệu mình phát triển ra sao trong những năm tới và mục tiêu dài hạn cần đạt được là gì. Đừng để một cái tên một logo khiến doanh nghiệp “chật chội” trong chính chiếc vòng họ tạo ra. Phải luôn nhớ rằng. Để rồi doanh nghiệp của bạn sẽ không thể vượt qua cái cửa của mình được, đừng để sau này phải hối tiếc về những quyết định ban đầu nhé.