Bạn là Newbie và muốn tìm ra 7 cách viết content để áp dụng ngay cho mình. Để có phản xạ tốt và cảm nhận đối với từ ngữ thì luyện viết Content là chuyện không thể thiếu. Các phương pháp này rất hiệu quả, nó giúp bạn viết hàng trăm bài blog chuyên môn, bài đăng chuẩn seo, bài quảng cáo, PR. Hãy cùng mình tìm hiểu bài viết sau đây nhé
Nội dung bài viết
Công thức luyện ý tưởng
Từ sách: Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại sách nào với chủ đề mà bạn yêu thích, nhắm mắt chọn 1 trang bất kỳ. Sau khi đọc hết trang đó ta bắt đầu viết lại cảm nhận toàn bộ suy nghĩ của mình về trang sách đó. Bạn cứ viết theo cảm xúc không cần để ý lỗi chính tả, bố cục hay mạch câu chuyện. Chỉ đơn giản là viết lại những mạch ý tưởng đang chạy ra khỏi đầu chúng ta. Hoặc có thể gạch đầu dòng để rõ ràng các ý, cứ viết liên tục từ không dừng lại từ 3-5 phút.
Note lại ý tưởng: Bất kể khi nào bạn thức dậy, hãy ngồi vào bàn làm việc hoặc sử dụng điện thoại thông minh để viết ra hết những gì đang suy nghĩ. Cũng giống như trên bất kể những gì bạn nghĩ ra và viết lại không cần để ý đúng sai hay dở, cái bạn cần là viết ra liên tục càng lâu càng tốt, tốt nhất trong khoảng từ 3-5 phút
Đến cuối ngày hoặc lúc nào bạn thấy rảnh, chúng ta lấy những gì mình viết ra xem lại. Để có một câu chuyện hoàn chỉnh bạn phải sắp xếp lại các ý mà mình đã viết trước đó xem có hoàn chỉnh được không. Nếu không thì cứ để đấy, 1 lúc nào đó các ý tưởng sẽ lần lượt xuất hiện giúp bạn hoàn thành nội dung còn đang dang dở.
Não sẽ sản sinh ra các ý tưởng liên tục thông qua việc bạn luyện tập hằng ngày hai phương pháp kia. Mỗi ngày nên chọn ra 1 khung giờ nhất định để luyện tập, điều này sẽ giúp não thích nghi và tạo ra thói quen tư duy, thông minh
Luyện viết content súc tích
Người dùng sử dụng internet với bất kỳ mục đích gì dù học tập hay làm việc thì khả năng đọc một nội dung dài là điều rất khó, tâm lý chung sẽ rất nản. Vì vậy để tránh tình trạng khiến họ mất kiên nhẫn khi đọc bài của mình bạn cần viết đủ ý nhưng ngắn gọn và logic. Vừa giúp người đọc nắm rõ nội dung chủ yếu bạn muốn truyền tải vừa giúp họ tìm thấy nội dung mà họ đang tìm một cách nhanh và chính xác nhất.
Bạn nên tập cho mình một thói quen là đọc lại sau khi viết xong bất kỳ nội dung nào, phải đọc lại từng câu xem có thể bỏ bớt đoạn nào được hay không, rồi lược đến câu, rồi đến các từ ngữ đã dùng hợp lý chưa. Bạn nên cố gắng lược bỏ đến lúc thấy không thể bỏ bất kỳ từ nào nữa thì thôi.
Viết linh hoạt và logic
Một bài viết tốt là bài viết giúp người đọc hiểu rõ mình đang viết gì và tính logic là yếu tố không thể thiếu. Đây là cách dẫn dắt người đọc đi từ ý này đến ý khác một cách đúng cách.
Một khi viết xong, chúng ta phải kiểm duyệt câu trước câu sau, đoạn trước đoạn sau, đoạn cuối và đoạn đầu có liên quan đến nhau không? Giữa các ý, các đoạn có sử dụng liên từ không? Có câu nào bị lặp từ không? Có đoạn nào bị lặp ý không?
Một nội dung tốt cần tính liền mạch và logic. Bạn sẽ không thể nào thể hiện ý nghĩa hay thông điệp bạn muốn người đọc thấy khi họ nhìn vào 1 bài viết rối rắm và loạn xạ cả.
Luyện thói quen viết nội dung hàng ngày
Chỉ cần bạn tìm ra chủ đề bạn yêu thích và luyện tập viết về nó mỗi ngày là đã thành công hơn một nửa. Chỉ cần dành ra 15 phút mỗi ngày để viết về chủ đề ấy. Bạn không cần tạo áp lực cho mình là phải hoàn thành trong 1 mốc thời gian nhất định chỉ cần cam kết với chính mình mỗi ngày đều viết một phần nào đấy là được.
Để viết một cách hiệu quả đầu tiên phải tạo nội chung chủ chốt cho chủ đề này. Nó tương tự như việc làm dàn ý chi tiết cho 1 bài viết. Sau đấy mỗi ngày viết một phần trong cái dàn ý đấy. Việc này sẽ khiến não của chúng ta tự hiểu rằng nó sẽ tập trung hơn vào vào dàn bài đã có trước đây. Chứ không phải mỗi ngày đều suy nghĩ hôm nay nên viết thứ gì.
Bạn có thể tham khảo làm dàn ý bằng phương pháp phân rã theo 05 bước sau:
- Bước 01: Chọn một chủ đề tổng (Ví dụ: Digital truyền thông Cơ Bản).
- Bước 02: Phân chia chủ đề tổng thành 3 – 5 chủ điểm nhỏ. Nhiều hơn cũng đều được. Đây có thể coi là các chương trong cuốn sách. (Digital truyền thông cơ bản => Nguyên lý truyền thông, content, Digital Inbound truyền thông, Digital Outbound Marketing).
- Bước 03: Phân chia mỗi chủ điểm nhỏ thành 3-10 mục nhỏ (Digital Inbound marketing => seo, xây dựng cộng đồng, email automation, seeding,…).
- Bước 04: Mỗi mục nhỏ lại tách ra thành các ý chính. (SEO => content SEO , Onpage, Offpage, Traffic, Technical…).
- Bước 05: Mỗi ý chính phân ra thành các ý phụ. (Content seo => Nghiên cứu từ khóa, lập chiến lược nội dung, cách viết chuẩn SEO)
Mỗi ngày bạn chỉ cần viết 1 ý phụ là được. Từ từ sau vài tháng bạn sẽ có một cuốn sách của riêng mình rồi.
Lưu ý: Đề tài giống như Digital marketing căn bản thì quá rộng, không phải chọn những đề tài tổng rộng như thế này khi mới tập viết. Tốt nhất bạn nên chọn những chủ đề chi tiết, ngách hơn như Content Marketing, Seo onpage… Hoặc nếu bạn cảm thấy chủ đề này quá khô khan hãy chuyển thành bất kỳ chủ đề nào bạn muốn có thể là sách, hoa, chụp ảnh, thiết kế… và tiếp tục phát triển cuốn sách nhỏ của chúng mình nhé.
Luyện viết đúng chính tả
Sai chính tả là lỗi không thể tha thứ cho người viết content, đúng chính tả, ngữ pháp là điều cơ bản nhất để có một nội dung chất lượng và đáng để đọc. Các lỗi chính tả khiến người đọc cảm thấy khó chịu và chính người viết sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và không cẩn thận.
Khi viết bất kì một từ nào bạn không chắc chắn hãy search chúng trên Google. Điều này thật sự hữu ích để tạo ra sự phản xạ cơ bản khi gặp lại từ ấy một lần nữa, bạn sẽ biết cách viết chúng sao cho đúng..
Ngoài các lỗi do đánh máy nhanh, gõ chữ sai, thì các lỗi chính tả hay gặp là sự lẫn lộn giữa các cặp:
- n – ng (hụt hẫn & hụt hẫng)
- t – c (mắt biết – mắt biếc)
- d – gi (dành được – giành được)
- i – iê (tiềm thấy – tìm thấy)
- s – x (sao lãng – xao lãng)
- ui – uôi (tủi tác – tuổi tác)
- ch – tr (tập chung – tập trung)
- dấu hỏi – ngã (rảnh rổi – rảnh rỗi)
Các lỗi sai chính tả khác là sử dụng ngôn ngữ teen, ngôn ngữ do các bạn trẻ tự sáng tao như (khum bét, chời ơi…) trong bài đăng. Đối với mạng xã hội như Facebook, Instagram… thì các lỗi này được chấp thuận vì đơn giản người dùng họ tìm kiếm sự trải trí trên các nền tảng này nên sẽ không quá khắc khe về nội dung. Còn nếu là website thì điều này không được phép.
Bạn có thể sử dụng tool để kiểm tra lỗi chính tả cho chắc chắn nhất hoặc có thể tự kiểm tra nhưng tuyệt đối không kiểm tra ngay sau khi viết xong. Vì lúc này khả năng nhận diện lỗi chính tả sẽ giảm bớt do não chúng ta đã quen với mặt chữ vừa viết trước đó. Thời gian thích hợp là 6 tiếng sau hoặc hôm sau hãy đọc lại. Nếu có thể hãy nhờ người khác kiểm tra vì chúng ta thường sẽ không nhìn ra lỗi của bản thân bằng người khác nhìn vào.
Luyện kỹ năng ghi chú
Bạn nên sử dụng một phần mềm/ứng dụng để note lại ý tưởng bất cứ lúc nào và Google Keep là thứ tôi muốn giới thiệu, sử dụng nó rất đơn giản. Được đồng bộ trên cả desktop và điện thoại, cách phân bố nội dung rất logic và đơn giản. Đặc biệt ứng dụng không hề phải trả phí thật tuyệt đúng không nào.
Khi nảy ra bất kì một ý tưởng nào điều đầu tiên là phải ghi chú điều đó để tránh tình trạng não bỏ quên, đây là điều không thể tránh khỏi kể cả với những người giỏi nhất. Việc ghi xuống thật nhanh vừa giúp bạn có thể không bỏ lỡ các ý tưởng vừa có thể phát triển hơn các ý tưởng càng chi tiết càng tốt. Sau khi ghi các ý tưởng bạn nên tô đậm những từ khoá chính, đây là từ khoá quan trọng. Bạn không cần phải quan tâm đúng sai số lượng ý tưởng hay chất lượng ra sao. Sau khi có thời gian nhìn và xem xét lại, chúng ta sẽ xét đến tính đúng sai, mạch lạc trong câu văn hay sự logic.
Luyện khả năng cảm nhận
Điều cuối cùng trong 7 cách viết content cho Newbie mới bắt đầu mà mình muốn bạn áp dụng ngay là dành thời gian để bản thân tĩnh lặng, cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách rõ ràng nhất. Không có một sự tác động bất kì nào từ thế giới xung quanh. Đơn giản là bạn chỉ ngồi tĩnh lặng nhìn ngắm và cảm nhận về mọi thứ. Hãy cố gắng cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng tất cả giác quan trên cơ thể.
Điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm về mọi thứ từ đó phát triển thành những content hay ho hay là sự tĩnh lặng đó sẽ giúp bạn tìm ra content mới cuốn hút hơn. Ngoài ra đây cũng là cách chữa stress hiệu quả sau một ngày làm việc dài và căng thẳng.
Bất kể điều gì cũng nên luyện tập hằng ngày để giỏi và viết content là một kỹ năng cần được luyện tập càng nhiều càng tốt. Bạn sẽ bất ngờ về khả năng sử dụng từ ngữ sau thời gian sáng tạo nội dung đấy.
Mong rằng qua bài viết Áp dụng ngay 7 cách viết content cho Newbie trên đây bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng về luyện viết content. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác.